1. Chọn thực phẩm an toàn: Chọn thực phẩm tươi; rau, quả ăn sống phải được ngâm và rửa kỹ bằng nước sạch. 2. Nấu chín kỹ thức ăn: Là đảm bảo thức ăn được nấu chín hoàn toàn, các loại vi khuẩn không còn trong thức ăn.
3. Ăn ngay sau khi nấu: Hãy ăn ngay sau khi vừa nấu xong, vì để lâu thức ăn càng dễ bị nhiễm vi khuẩn có hại cho sức khỏe.
4. Nấu lại thức ăn thật kỹ: Các thức ăn chín dùng lại, phải được nấu kỹ lại.
5. Tránh nhiễm khuẩn chéo giữa thức ăn chín và sống: Thức ăn đã được nấu chín có thể bị nhiễm mầm bệnh do tiếp xúc trực tiếp với thức ăn sống hoặc gián tiếp với các bề mặt bẩn.
6. Rửa tay sạch trước khi chế biến thức ăn và trước khi ăn: Nếu tay có vết thương hãy băng kỹ và kín vết thương trước khi chế biến thức ăn.
7. Giữ sạch các bề mặt chế biến thức ăn: Do thức ăn dễ bị nhiễm khuẩn, bất kỳ bề mặt nào dùng để chế biến thức ăn cũng phải được giữ sạch. Khăn lau
bát, đĩa cần phải được luộc nước sôi và thay thường xuyên trước khi sử dụng lại.
8. Che đậy thực phẩm để tránh côn trùng và các động vật khác: Che đậy giữ thực phẩm trong hộp kín, tủ kính, lồng bàn, tủ lạnh (đối với thức ăn bảo quản động trong tủ lạnh không quá 03 ngày)... Đó là cách bảo vệ tốt nhất.
9. Sử dụng nguồn nước sạch an toàn: Nước sạch là nước không màu, mùi, vị lạ và không chứa mầm bệnh. Hãy đun sôi trước khi làm đá uống. Đặc biệt cần thận với nguồn nước dùng nấu thức ăn cho trẻ nhỏ.
Chúng ta tuyệt đối không ăn các loại thực phẩm không có nhãn mác, không rõ nguồn gốc xuất xứ, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm... Và thực hiện rửa tay bằng xà phòng vào các thời điểm như: trước khi ăn, sau khi vệ sinh; sau khi hơi hoặc cầm nắm các đồ vật nơi công cộng (tay vịn cầu thang, tay nắm cửa); sau khi ho, hắt hơi.
PHÒNG XÂY DỰNG PHONG TRÀO BẢO VỆ AN NINH TỔ QUỐC
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn