Cán bộ Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an Tây Ninh làm việc với một trường hợp quá hạn tạm trú.
Qua theo dõi, Công an tỉnh nhận thấy đa số các trường hợp để quá hạn tạm trú là do sơ suất của người lao động nước ngoài, đồng thời các công ty, doanh nghiệp sử dụng người lao động nước ngoài cũng chưa thực sự quan tâm, thiếu sự quản lý đối với người lao động nước ngoài do doanh nghiệp bảo lãnh. Để tránh việc vi phạm pháp luật dẫn đến bị "trục xuất", Công an tỉnh Tây Ninh đề nghị người lao động nước ngoài và các công ty, doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn tỉnh phải thực hiện đúng quy định của pháp luật về xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, cư trú và đi lại, khi sử dụng người lao động nước ngoài, quan tâm, nhắc nhở và hướng dẫn, giải thích cho người lao động nước ngoài chấp hành quy định của pháp luật Việt Nam.
Việc người nước ngoài quá hạn tạm trú thì bị xử phạt vi phạm hành chính với số tiền phạt thấp nhất từ 500.000 đồng và cao nhất với mức 20.000.000 đồng được quy định tại Điều 18, Nghị định số 144/2021/NĐ-CP ngày 31.12.2021 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ.
Đối với các hành vi quá hạn tạm trú ngoài bị áp dụng hình thức xử phạt chính là phạt tiền thì còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là trục xuất, là hình thức xử phạt buộc người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính tại Việt Nam phải rời khỏi lãnh thổ nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Nếu bị trục xuất, người nước ngoài sẽ không được vào Việt Nam trong thời hạn 3 năm kể từ ngày quyết định trục xuất có hiệu lực. Việc này gây ảnh hưởng rất lớn đối với chính bản thân người lao động nước ngoài và hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty, doanh nghiệp đang sử dụng người lao động nước ngoài.
T.N
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn